Thursday, December 29, 2022

Thursday, September 15, 2022

Thursday, August 4, 2022

Sinh hoạt Khóa 10B72 tại Việt Nam / Aug 2022

SG, 20-03-2022
Họp-mặt với 10B anh Chuyên (103F), từ Seatte (Người thứ-4 từ-phải, kính đen)
Đây chỉ là mấy Người tới "trước giờ-hẹn", chụp dưới sảnh, lúc chưa lên phòng VIP.
 


Họp-mặt với 10B Nguyễn-Bá-Chung (mắt-kiếng), from Usa
có "Dịch-vụ Săn-sóc Đặc-biệt ICU" (Intensive Care Unit) :
Order một "Em-gái Hậu-phương", "Mignonne", phục-vụ rất chu-đáo nhiệt-tình..
(Không phải Nhà-hàng "Cao-cấp" mô cũng có "Siêu-dịch-vụ" ni !)

SG, 06-Mar-2021 
Từ-trái : Sâm-Cụ-Lý (3), Dũng-Kem (4), Tuấn-Kiệt (7)
Võ-Văn-Lu, Ng~Chính-Tâm
Tái-ngộ Đồng-môn lần-đầu sau 50 năm (1972 ---> 2022)
"Cuộc-đời như mây-nổi, như gió-thổi, như chiêm-bao" ?

Thân-gởi Quý Huynh-Đệ 10B/72, 
đây-là nguồn-tin "khả-tín", "Ban-2", 
Bạn Võ-Văn-Lu (Lewis Vo, 103F), 
sẽ rời Huê-Kỳ khuya 03-Aug-2022, từ Los Angeles, California
hạ-cánh Tân-Sơn-Nhất SG, buổi-trưa 05-08-2022 (khoảng 11h30)
Sau thời-gian dài bị "Cùm-chưn, Bó-tay" vì Đại-dịch Covid..
Chừ mới được "hồi-hương", mong tái-ngộ Bạn-cũ tại SG, VN
Họp-mặt 10B dự-trù sẽ là :
"11h, Chủ-nhựt 14-08-2022, tại 45 Phạm-Viết-Chánh, Saigon-1"
Mọi thông-tin mới-nhứt cụ-thể hơn, xin vui-lòng liên-lạc :
- 10B Trương-Tuấn-Kiệt :  0963.517.527
- 10B Cụ-lý "Cu-ly" Sâm :  0989.054.570
- 10B Trần-Văn-Dũng (Dũng-Kem) :  0909.381.585
(Có hình 3 Huynh này kèm-dưới)


Hóc-môn, 03-April-2022
Tại Nhà-hàng Vườn-Lan : 45, đường Song-Hành-QL22, Hóc-môn 
Họp-mặt với 10B Nguyễn-Bá-Chung (mắt-kiếng), from Usa
có "Dịch-vụ Săn-sóc Đặc-biệt ICU" (Intensive Care Unit) :
Order một "Em-gái Hậu-phương", "Mignonne", phục-vụ rất chu-đáo nhiệt-tình..
(Không phải Nhà-hàng "Cao-cấp" mô cũng có "Siêu-dịch-vụ" ni !)


SG, 04-May-2022
Họp-mặt với 10B Nguyễn-Huy-Dũng, from Houston USA (Người thứ-3 từ-trái)

SG, 15-05-2022
Họp-mặt với Vũ-Đình-HảiVũ-Duy-ThêmNg~Huy-DũngHuỳnh-Thanh-Hùng 
Tại "Nhà-Hàng 241", 45 Phạm-Viết-Chánh, Sg1 
Cùng Tọa-độ buổi Họp-mặt dự-trù 14-08-2022 với 10B Võ-Văn-Lu 
(Nếu Reserve sớm, có-thể sẽ được cùng cái-phòng VIP đẹp-nhứt rộng-nhứt này)


12h16  15-05-2022

13h48  15-05-2022

Monday, November 15, 2021

Cựu SVSQ Khóa 10B/72 Đồng Đế hội ngộ, kỷ niệm 48 năm ngày mãn khóa

Văn Lan/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) Buổi hội ngộ lần đầu tiên để kỷ niệm 48 năm ngày mãn khóa của Khóa 10B/72, quân trường Đồng Đế Nha Trang, ngày 27 Tháng Mười, 1972, với sự tham dự của các Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) năm xưa, tổ chức đúng ngày Thứ Tư, 27 Tháng Mười, 2021, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace 3, thành phố Westminster.

Hợp ca “Trường Hạ Sĩ Quan Hành Khúc.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Một danh sách khá dài các cựu SVSQ Đồng Đế Khóa 10B/72 từ các nơi cùng gia đình về tham dự, ở các tiểu bang như Washington, New York, Oregon, Texas, Nevada, Colorado, Bắc và Nam California được xướng lên, vui như ngày mãn khóa năm nào, giờ vẫn vậy với những rộn ràng náo nức của thời trai trẻ.

SVSQ Nguyễn Hồng Phương, á khoa của Khóa 10B/72 Đồng Đế Nha Trang, trong lời khai mạc tuyên bố lý do: “Khóa 10B/72 được đặt tên là Khóa Nguyễn Trường Tộ, có khoảng 1,159 khóa sinh dự bị sĩ quan, bắt đầu nhập học từ 11 Tháng Mười Hai, 1972 ra trường 27 Tháng Mười, 1973.”

“Đến trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang khoảng Tháng Tư, 1973, sau sáu tháng huấn luyện, đã hoàn tất khóa học. Ngày Chủ Nhật, 28 Tháng Mười, 1973, một đại lễ tổ chức mãn khóa long trọng, Tướng Võ Văn Cảnh, chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Quân Lực VNCH, ký quyết định chứng nhận 1,089 SVSQ đã tốt nghiệp trung đội trưởng Bộ Binh với cấp bậc chuẩn úy,” ông Phương cho biết.

“Ngày 11 Tháng Hai, 1975, Bộ Quốc Phòng ký nghị định thăng cấp cho 811 chuẩn úy lên thiếu úy. Như vậy từ lúc ra trường, ngày 27 Tháng Mười, 1973 với 1089 chuẩn úy, đến khi lên thiếu úy ngày 11 Tháng Hai, 1975, là 811 người, khóa đã mất đi 278 đồng môn, gồm những người tử trận hoặc bị thương nặng được giải ngũ,” ông Phương cho biết tiếp.

Quang cảnh buổi hội ngộ Đồng Đế 48 năm mãn khóa Khóa 10B/72. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Thiếu Úy Phạm Văn Tiến, thuộc Ban 4, Trung Đoàn 48, Sư Đoàn 18 Bộ Binh, cho hay ông là một sĩ quan cấp bậc nhỏ, không phải đi họp với sư đoàn, nhưng khoảng chiều ngày 20 Tháng Tư, 1975, được lệnh qua họp chung với tư lệnh, để nhận lệnh rút lui về trấn thủ vòng đai Sài Gòn.

“Lúc đó tư lệnh Sư Đoàn đóng đối diện với Chiến Đoàn 48 nằm kế bên Chi Khu Xuân Lộc. Tư lệnh sư đoàn nằm ở vườn chôm chôm, còn tôi nằm ở rừng cao su đối diện. Đây là lệnh rất bất ngờ, và chúng tôi có nhiệm vụ đào hố chôn tất cả những quân cụ, súng ống không mang theo được để hủy bỏ, kể cả chiếc xe jeep,” ông nói.

Ông kể tiếp: “Khoảng 5 giờ chiều hôm đó, chúng tôi xếp hàng trước Chi Khu Xuân Lộc (quận Tân Phong), tôi đi chung với ông trưởng công xa của Trung Đoàn 48, một trong những người dẫn đầu mở đường, đi từ quận Tân Phong theo liên tỉnh lộ 2 về Phước Tuy. Trên đường cũng bị địch pháo kích theo. Tới Tân Phong tôi vẫn còn thấy Tướng Lê Minh Đảo đi cùng chúng tôi,” ông kể.

“Phải nói là một ý tưởng rất táo bạo khi Tướng Đảo chọn con đường này, đã bị bỏ hoang từ lâu không ai đi. Phía Việt Cộng cũng không ngờ bên mình lại đi con đường này, khi chúng tôi chạy suốt đêm rọi đèn pha, mấy tên giao liên địch vẫn còn chạy xe gắn máy ngang qua, chúng thấy bọn tôi bèn vất xe chạy trốn. Đến sáng đoàn xe đầu chúng tôi về tới xã Đức Hạnh an toàn, chỉ có đoạn đi sau bị địch pháo theo.”

Ông Huỳnh Văn Hoàng, thủ khoa Khóa 10B/72 Đồng Đế, tâm tình cùng đồng môn trong ngày hội ngộ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Nói về Tuớng Đảo, ông Tiến cho biết: “Ông là một vị tướng đáng kính phục, với tư cách của một vị chỉ huy, ông luôn sống cùng với thuộc cấp, khi đã theo đường bộ đi cùng với lính trên đường rút, đến Long Giao tôi vẫn còn thấy ông đi với chúng tôi. Một vị tướng luôn đồng cam cộng khổ với lính, không bỏ rơi lính để tìm con đường an toàn cho mình.”

Ông Nguyễn Ngọc Chuyên, ra trường về Nha Kỹ Thuật, học khóa thám sát, làm toán phó toán 712, hành quân vùng Thường Đức Quảng Nam, và nhảy đồi 1062, nơi xảy ra những trận đánh ác liệt liên miên.

“Năm 1974, Tháng Tư, đơn vị chúng tôi nhảy vào đó bị thiệt hại nặng. Vào ra chiến trường, mình là lính chỉ biết tuân thượng lệnh và chiến đấu. Sáu tháng sau tôi lên làm toán trưởng, chiến đấu ở Thường Đức cho đến ngày cuối cùng cuộc chiến.”

Thiếu Úy Nguyễn Hồng Phương, á khoa Khóa 10B/72, cho biết sau khi ra trường về Tiểu Khu Tuyên Đức năm 1973 vẫn còn khá yên ổn. Khi hành quân ở Núi Vôi ở Đà Lạt, người y tá tiểu đoàn đã đạp mìn chết thay cho ông.

“Từ khi còn ở quân trường đi dây tử thần, hành quân qua sình lầy, lên rừng xuống biển, vào đời lính, có lẽ đầy đủ cơ duyên 100 năm mới đi chung chuyến tàu, hôm nay được gặp lại đồng môn ở đây có lẽ là cơ duyên cuối cùng của tôi, 48 năm qua như một giấc mơ! Chúng tôi đang kêu gọi anh em đồng môn hết lòng yểm trợ cho những anh em còn ở quê nhà.”

SVSQ Nguyễn Hồng Phương (thứ ba, trái) cùng phu nhân và các bạn đồng môn hát bài “Anh Tiền Tuyến, Em Hậu Phương.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Ông Huỳnh Văn Hoàng, thủ khoa Khóa 10B/72, cho hay  một tuần trước khi mãn khóa, trường mới công bố ai là thủ khoa.

“Đó là một đặc biệt bất ngờ cho tôi. Sau khi ra trường tôi về Tiểu Khu Phước Tuy, là chuẩn úy trung đội truởng Tiểu Đoàn 371, sau về Đặc Khu 5 Sài Gòn. Sau 48 năm mỗi người một hướng, tôi thuộc nhóm còn may mắn, hôm nay được gặp lại đồng môn ở đây, xin cầu chúc anh em nhiều sức khỏe để còn tái ngộ.”

Ông Trần Chí Thiện Tâm, cựu SVSQ Đồng Đế K10B/72, cựu thiếu úy liên lạc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, thuộc Tiểu Khu Long Khánh, là gia đình thuộc ba thế hệ đều mong muốn đi vào nghiệp lính.

Trong khi đó, em Sabi Trần Nguyễn Minh Khôi, con trai ông Trần Chí Thiện Tâm, cho hay em thuộc thế hệ thứ ba trong gia đình, với ông nội là trung tá trong Quân Lực VNCH, ba của em là sĩ quan xuất thân từ trường Đồng Đế Nha Trang.

Các MC trong chương trình. Từ trái: Trần Ải Minh, Phạm Văn Tiến, Vũ Duy Thêm, giới thiệu quan khách và đồng môn từ các tiểu bang khác về dự hội ngộ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

“Thế hệ của em ở Mỹ coi như là thế hệ cuối cùng với những bạn cùng tuổi, vì chưa sống nhiều qua hai thế hệ như ông nội và ba của em, nên không hiều biết gì nhiều về chiến tranh Việt Nam. Hồi trung học, em cũng muốn tiếp nối các thế hệ trước, tiếp tục lịch sử của ông cha mình, sống hào hùng để xây dựng đất nước, nhất là xây dựng cộng đồng nơi em đang sống,” Sabi Trần chia sẻ.

Với nhiều tiết mục văn nghệ, các bài nhạc đấu tranh và dựng xây đất nước được trình bày với nhiều cảm xúc trong ngày hội ngộ.

“Anh đứng ngàn năm thao diễn nghĩ/Em nằm xõa tóc đợi chờ anh” hai câu thơ mà những SVSQ đã từng tốt nghiệp tại Đồng Đế Nha Trang đều thuộc nằm lòng. Từ ngôi trường thân yêu ấy, bao nhiêu chàng trai đã vào vùng lửa đạn, với quyết tâm “Tổ Quốc-Danh Dự-Trách nhiệm” để bảo vệ miền Nam tự do.

Ngày nay dù cuộc chiến đã tàn nhưng tình đồng môn vẫn thiết tha gắn bó suốt 48 năm qua, luôn nhớ về quân trường cũ, chiến trường xưa, với những đồng đội đang còn ở quê nhà. [kn]

Khóa 10B72 họp mặt năm 2021



 

Wednesday, September 4, 2013

Gặp Lại Người Xưa



Một ngày cuối thu năm ấy, với vốn kiến thức mong manh làm hành trang vào đời, anh cùng các bạn đồng lứa đã phải xếp lại bút nghiên để đi vào cuộc chiến. Những bước chân đầu tiên của người lính trẻ, anh đã đặt chân lên vùng đất cây ngọt trái lành nằm cạnh dòng sông Sài Gòn hiền hòa. Nơi đây anh đã gặp em. Cái ngây ngô của tuổi học trò vẫn còn vương vi trên màu áo trận, cũng với những e ấp thẹn thùng của em đã làm chớm nmột tình yêu trong trắng, thánh thiện để anh và em có được những ngày thơ mộng bên nhau...
Gặp nhau để rồi phải xa nhau. Đó là điệp khúc triền miên trong kiếp sống. Rồi một ngày anh phải vác ba lô về trấn giữ nơi miền sông nước mênh mông, đường xa dịu vợi, để em phải ngày đêm mong đợi những cánh thư anh viet từ một KBC đầy tang thương và khói súng. Và những cánh thư em viết cho anh chính là những dòng suối ngọt ngàođể xoa dịu những bước chân nhọc nhằn trong những ngày buồn chinh chiến.
Rồi chiến tranh đã đi qua.....
Anh đã trở về trong chiến bại và ngục tù. Và phải chăng anh vẫn còn may mắn hơn những người bạn khác, những người đã ra đi và không bao giờ trở lại?
Tuổi hoa niên của anh đã chôn vùi trong khói lửa và tù đày.
Những tháng năm dài trong đọa đày rồi cũng qua đi. Anh đã sống sót trở về . Anh vẫn được sống, nhưng phải chối bỏ quá khứ, chẳng hiện tại và không định hướng được tương lai. Anh phải đứng bên lề xã hội, thiếu vắng bạn bè và người yêu đã sang sông.
Và thời gian vẫn lặng lẽ trôi, cho mãi đau thương cứ đi bên cạnh cuộc đời. Để một ngày anh phải bước lên phi cơ , xa roi que me, về sống nơi vùng trời xa lạ, đầy những xa hoa vật chất nhưng khiếm khuyết tình người. Anh như chim trời gảy cánh, và đang một lần nữa, chập chững bước chân vào đời.
Rồi hai mươi năm sau...
Trong một chuyến trvề thăm lại cố hương, anh đã tình cờ găp lại em. Hai đứa nhìn nhau ngậm ngùi thổn thức. Hai mươi năm trời xa cách biết bao điều cần nói cho nhau. Nhưng có nói được gì đâu. Bức tường định mệnh đã ngăn đôi. Chỉ nói cho nhau bằng ánh mt. Mong thời gian dừng lai. Chưa hợp đã tan, và em, nước mắt lưng tròng, tiễn bước anh đi như tâm trạng của Hàn Mặc Tử…
"Người đi một na hồn tôi mất
Một na hồn kia bng dại khờ "
Những ngày thăm lại quê hương cũng thoáng qua mau. Có ai níu kéo được thời gian. Giờ đây chỉ còn lại cho nhau những ngày dài nhung nhớ. Và một chiều anh lại bước lên phi cơ, giả biệt khung trời nắng ấm để trở về miền đất lạnh xa xôi, ru mãi hồn mình bằng câu thơ HD :
"Tình chỉ đẹp khi còn dang d
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề"

California, mùa Giáng Sinh 2011
Võ Văn Lù

Con Tim Và Lý Tưởng

Hello các bạn Gia Đình 10B/72.
 Nhân mùa Tháng Tư đau thương. Để tưởng nhớ người bạn đồng môn Khóa 10B/72 NGUYỄN VĂN MẠNH đã hy sinh trong cuộc chiến. Tôi xin phép tác giả Lưu Vũ được giới thiệu đến các bạn bài viết "Con Tim Và Lý Tưởng" như là một nén nhang lòng để tri ân người bạn của chúng ta.
 Mời quí bạn cùng đọc.
 
Con Tim Và Lý Tưởng
Để nhớ về Cố Thiếu Úy Nguyễn Văn Mạnh, Khoá 10B/72 Đại Đội 764, Tiểu Đoàn 11, đã hy sinh tại Kiên Long, Chương Thiện tháng 4/1974.
Sau mùa hè đỏ lửa năm 1972, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã nhận ra rằng đến lúc sức mạnh của vũ khí và bom đạn không còn là yếu tố duy nhất để quyết định chiến trường, mà còn một yếu tố khác không kém phần quan trọng, đó là nhân tâm. Trong tinh thần đó, hầu hết các khóa Sĩ Quan sau khi thụ huấn xong giai đoạn một tại Quang Trung liền được tung ra khắp 4 Quân Khu, đến tận các xã ấp để sinh hoạt, tiếp xúc với quần chúng, tìm hiểu nguyện vọng cũng như chia sẻ những vui buồn với họ để chinh phục cảm tình của người dân nơi những vùng xa xôi đó. Kết quả là sau đợt chiến dịch, thư từ các nơi gởi về Quân Trường cho các chàng SVSQ đã tăng lên gấp 4 lần (theo tiết lộ của Quân Bưu).
Chia tay sau khi mãn khóa vào tháng 10 năm 1973, hai mươi tân Chuẩn Úy thuộc khóa 10B/72 Đồng Đế được đưa về Tiểu Khu Chương Thiện thuộc Quân Đoàn 4. Đây là  Tiểu Khu có áp lực địch nặng nhất Quân Khu và vị Tiểu Khu Trưởng là một niên trưởng xuất thân từ Đồng Đế- Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Vì thế mà 20 anh em khóa 10B/72 được Đại Tá “ưu đãi” bằng 20 nhiệm sở tác chiến (100%). Trong số đó có Chuẩn Úy Nguyển Văn Mạnh được giao nắm Trung Đội Trưởng Trung Đội 2, Đại Đội 224 biệt lập đóng tại Quận Kiên Long, cách Thị Xã Vị Thanh của Chương Thiện khoảng 40 phút đường bay trực thăng (vì phương tiện ra vào Kiên Long duy nhất là trực thăng). Nơi đây với những địa danh đẫm máu như: Chắc Bằng, Canh Dền, Ruộng Sạ, Cải Chợ, Đập Đá mà mỗi lần nhắc đến ai cũng phải rùng mình.
Mạnh được giao nhiệm vụ Trưởng Đồn Kinh 2. Kinh 2 là chi nhánh của kinh xáng Trèm Trẹm. Mạnh chịu trách nhiệm an ninh khu vực bán kính 2km chung quanh đồn và trong tầm yểm trợ của Pháo Binh 213 thuộc Sư Đoàn 21. Khi về làm Trưởng Đồn Kinh 2, Mạnh luôn nhắc nhở binh sĩ thuộc cấp phải triệt để áp dụng những điều tâm niệm của chiến sĩ QL/VNCH và luôn nhớ rằng không có chỗ dựa nào vững chắc bằng dựa vào lòng dân. Nhờ thế Mạnh đã thu thập dược rất nhiều tin tức về hoạt động của đối phương trong vùng trách nhiệm của mình. Và với một tửu lượng vô địch, càng nhậu càng tỉnh của Mạnh, nên Mạnh rất dễ dàng tiếp cận với một đội quân "khuất lấp" đang ngày đêm hậu thuẫn cho Mạnh để đương đầu với đối phương.
Tại vàm kinh xáng Trèm Trẹm cách đồn 1 km, thuộc vùng trách nhiệm của Mạnh có một quán nhậu bình dân rất ngon và rẻ, và nhất là được điều hành bởi một cô chủ trẻ và rất đẹp tên là Kim Anh. Cô nầy được lòng mọi người từ dân tới lính. Và người được Kim Anh chiếu cố nhất là Chuẩn Úy Mạnh, Trưởng Đồn Kinh 2. Mạnh dong dõng cao, da ngâm, miệng hơi móm, có nụ cười hiền hòa và trong mọi tình huống, cười nhiều hơn nói. Chính vì thế mà Mạnh luôn được cảm tình của người dân địa phương cũng như thuộc cấp. Trong trường hơp nầy giữa Mạnh và Kim Anh không biết ai đã chinh phục được ai. Nhưng... vào một ngày cuối tháng Hai năm 1974 sau khi dẫn đơn vị ra chi khu lãnh lương về ngay quán Kim Anh, Mạnh cho anh em ghé vào làm "sương sương" vài xị cho ấm lòng và cho anh em trở về đồn, không cho nhậu say vì sợ ảnh hưởng đến việc phòng thủ ban đêm. Sau khi người lính cuối cùng rời khỏi quán, lúc ấy khoảng 6 giờ chiều, Mạnh ở lại tính tiền với cô chủ quán và xin ra phía sau đi vệ sinh. Sau khi xong Mạnh bước trở vào quán thì nhận ngay một nòng súng ngắn dí vào gáy Mạnh và giọng nói quen thuộc của  Kim Anh:
- Anh Mạnh giơ tay lên và đứng im. Nếu anh nhúc nhích buộc lòng tôi phải bắn anh vỡ sọ.
Mạnh ngoan ngoãn giơ tay lên và đứng im trong lúc Kim Anh dùng tay trái rút khẩu Colt 45 của Mạnh nhét ở thắt lưng và nói tiếp:
- Anh Mạnh, hôm nay tôi cho anh biết một điều có lẽ anh ngac nhiên nhiều lắm. Tôi là người của Trung Ương Cục Miền Nam và hôm nay tôi phải xử lý anh theo chỉ đạo của cấp trên, và trước khi bản án được thi hành, tôi cho anh một phút ân huệ để nói những lời cuối cùng trước khi chết.
Mạnh bình tĩnh nói:
- Kim Anh là người của phía bên kia thì anh đã biết lâu rồi, anh không ngạc nhiên đâu.
- Tôi không tin. Nếu anh đã biết thì chắc chắn bấy lâu nay anh da không để yên cho tôi .
- Để chứng minh cho lời nói của mình, anh muốn nói rõ: Bí danh của Kim Anh là Sáu Hòa, còn hai cấp chỉ huy trực tiếp của Kim Anh là Chín Khá và Mười Đới. Có đúng không?
Kim Anh giật nẫy mình, tuy vẫn còn dí khẩu súng vào đầu Mạnh nhưng đã dịu giọng :
- Anh Mạnh à, như vậy anh đã biết hết về tôi từ lâu nhưng động cơ nào đã khiến anh vẫn luôn đối xử tốt với tôi ?
- Em à, chỉ đơn giản là vi ... anh quá yêu em. Và đây là lời nói cuối cùng trước khi anh chết : " Kim Anh, anh yêu em lắm! "
Sau câu nói đó, Mạnh không còn cảm thấy họng súng đè vào gáy mình nữa và chỉ nghe 2 tiếng cạch cạch dưới chân. Mạnh nhìn xuống và thấy hai khẩu súng ngắn, một K59 và một Colt 45 nằm yên dưới đất.
Mạnh quay lại, Kim Anh ôm choàng lấy Mạnh và gục đầu vào ngực Mạnh khóc nức nở và nói trong thổn thức:
- Trời ơi ! Ai đã gây nên oan khiêng và nghịch cảnh nầy để em suýt đã nhúng tay vào máu của một người đã hết lòng yêu em. Và tự đáy lòng em cũng xin thú thực là em cũng rất yêu anh. Anh Mạnh, anh có tha thứ cho em không?
- Em à, em không có lỗi gì cả. Nếu có chăng là do em lầm lỡ bắt con tim mình phải làm nô lệ cho một lý tưởng mà lý tưởng đó chỉ là một ảo tưởng xa vời. Thiên đường không bao giờ có trên mặt đất đâu em, và nhất là thiên đường  được xây dựng trên nòng súng. Con tim luôn có những lý lẽ rieng của nó. Em hãy nghe anh trở về với hàng ngũ Quốc Gia đi em. Thể chế Quốc Gia không hẳn là một thể chế tốt, nhưng những người Quốc Gia không bắt em phải tôn thờ những người em không kính, không phải ca ngợi những gì mình không thích, không phải nguyền rủa những gì mình trân quý, và nhất là không ai buộc em phải  giết người em yêu. Thoi   nín đi em, sóng gió rồi sẽ đi qua. Em hãy giữ khẩu súng nầy để làm giấy thông hành và anh sẽ là người dẫnđường để đưa em về phía chân trời mới.
Mấy hôm sau không ai thấy quán của Kim Anh mở cửa nữa. Cô chủ quán đã âm thầm lên trực thăng về Bộ Chiêu Hồi. Sau đó những tổ hoạt động của Kim Anh hoàn toàn bị phá vỡ. Các cấp chỉ huy của Kim Anh đã cay cú treo giá 500,000 đồng cho cái đầu của Chuẩn Úy Mạnh, từ bắn sẻ, gài bẩy, và phục kích nhưng tất cả đều vô hiệu dưới sự cảnh giác cao độ của Mạnh và sự hậu thuẩn của người dân đối với Mạnh.
Những việc đến rồi sẽ đến.
Một buổi sáng tinh sương, khoảng tháng 5/1974, người anh em phía bên kia "đã đổi chiến thuật ". Họ dùng lối đánh đội mồ, phục kích trung đội Chuẩn Úy Mạnh khi vừa xuất phát khỏi đồn Kinh 2 khoảng 200m. Mạnh và người âm thoại viên đã gục ngã sau khi quả mìn Claymore nổ tung. Mất liên lạc ngay giờ phút đầu tiên nên phần còn lại của Trung Đội như rắn mất đầu, mất khả năng chiến đấu vì phải đánh cận chiến mà súng thì chưa kịp lắp lưỡi lê. Nhưng sau khi đã đạt được mục tiêu là Chuẩn Úy Mạnh thì những người phía bên kia đã rút lui nhanh. Khi lực lượng tiếp viện đến nơi thì Mạnh đã ra đi. Chiều hôm ấy, hai sĩ quan cùng khóa và một số sĩ quan, binh sĩ cùng đơn vị đã đến kính cẩn chào vĩnh biệt anh, khi chiếc trực thăng Hồng Thập Tự đến để đưa anh về miền miên viễn ở tuổi 20.
Một năm sau... Ngày 30 tháng Tư ập xuống và kế đến là những ngày đen tối cho miền Nam. Không biết Kim Anh có đủ bản lĩnh và nghị lực để đương đầu với những phong ba bão táp hay một bản án nào đó đã dành sẵn cho nàng hay không?
Hôm nay 38 năm sau ngày ra đi của Mạnh, những người anh em cùng khóa còn lại đây xin thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ và chia sẻ những đau thương,  mất mát của hai mảnh đời bất hạnh, Mạnh và Kim Anh. Hai kẻ yêu nhau trong hoàn cảnh trớ trêu của lịch sử, phải đứng ở hai bên bờ chiến tuyến, cố vượt qua những nghiệt ngã của định mệnh để được gần nhau. Nhưng Troi  đã không chìu lòng người. Thôi, xin Mạnh hãy yên nghĩ nơi cõi vĩnh hằng, và Kim Anh, sau những sóng gió cuộc đời sẽ tìm lại được sự thanh thản, lắng đọng trong tâm hồn, và luôn vững tin rằng bên em luôn có Mạnh như hai câu thơ:
Anh đứng nghìn năm thao diễn nghỉ.
Em nằm xõa tóc mãi bên anh. 
                                                                                                                                                 California 2012
                                                                                                         LƯU ANH VŨ 767.